Công nghệ mã vạch RFID là gì ? Công nghệ của tương lai

Công nghệ mã vạch RFID là gì ? Công nghệ của tương lai. Tại sao nói công nghệ RFID là một công nghệ của tương lai. Công nghệ RFID là công nghệ nâng tầm vóc của mã vạch lên một tầm cao mới. RFID cũng nhận biết các mã vạch và đối tượng cần thiết. Nhưng thay vì phải quét từng mã vạch trên từng sản phẩm qua một chiếc máy quét mã vạch như trước. Bây giờ chúng có thể nhận biết các đối tượng thông qua một hệ thống không dây. Có thể hiểu nôm na là chúng quét mã vạch thông qua các sóng radio.

Công nghệ RFID cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, nhận biết và nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng từ xa mà không cần phải kiểm soát từng đối tượng một. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Chúng quản lý các đối tượng mã vạch qua một vùng không gian cố định được thiết kế.

quet-khong-day-rfid

Khái niệm RFID

Radio Frequency Identification là tên đầy đủ của cụm từ RFID mà chúng ta vẫn thường thấy. Được dịch sang tiếng việt nghĩa là việc ” nhận dạng bằng tần số của sóng vô tuyến”. Một hệ thống RFID đầy đủ gồm 3 bộ phận chính:

  • Thẻ RFID (tag).
  • Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc –
    reader).
  • Phần mềm vi tính.

Những công nghệ mã vạch cũ mà chúng ta từng biết là mã vạch được thể hiện qua những vạch đen trắng được mã hóa và được in ấn trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng. Các máy đọc mã vạch cũng theo những hình ảnh in ấn này mà có thể quét chúng theo bề rộng của các vạch. Thông qua các khoảng trống giữa chúng và giải mã chúng.

>>>> Xem thêm hình thành và phát triển công nghệ mã vạch

Phương pháp hoạt động của RFID

Tuy rằng công nghệ mã vạch đã đem lại nhiều lợi ích cho việc kinh doanh và sản xuất. Chúng mang nhiều lợi thế cho các nhà sản xuất. Nhưng đi kèm với đó là sự phát triển ngày càng rộng hơn, nhu cầu phát triển ngày càng mạnh. Nên do vậy công nghệ mã vạch cũng cần có sự phát triển theo để có thể đáp ứng tốt nhu cầu.

RFID-Tag

Thay vì in ấn các mã vạch theo cách truyền thống. Ngày nay mã vạch chúng còn được in theo phương phép mới theo các mẫu của các điểm. Theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Các mã vạch tân tiến này được in lên các thẻ RFID sẵn. Thẻ RFID được gắn lên đến đối tượng cần theo dõi. Thẻ này có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp, đế giày.

Các thẻ RFID được gắn chip nhỏ và anten siêu nhỏ bên trong nên khi đưa vào vùng có điện trường của thiết bị đọc thẻ. Tất cả thông tin trong thẻ đó sẽ nhận năng lượng điện tường để kích hoạt và chúng tự động truyền dữ liệu từ chip vào thiết bị đọc thẻ RFID. Tất cả dữ liệu trả về đều được đầu đọc chuyển về máy tính qua cổng giao tiếp.

Khả năng sử dụng mạnh mẽ

Chúng ta có 2 công nghệ cho một chiếc thẻ RFID là thẻ RO là một thẻ chỉ có thể đọc nghĩa là mã vạch đã được ghi trong dữ liệu là hoàn toàn không thể thay đổi. Loại RW là thẻ có thể đọc và ghi một trường dữ liệu mới trên tag đó.

Các thẻ RFID sử dụng một đầu đọc và ghi thể để có thể chép dữ liệu mã vạch vào trong thẻ. Một thẻ tag RFID cho phép bạn có thể sửa đổi thông tin của thẻ đó hàng nghìn lần. Nghĩa là một thẻ tag RFID có thể sử dụng nhiều lần. Một thẻ đã được ghi dữ liệu thì rất có có thể thay đổi.

Vượt trội với công nghệ cũ

Một ưu thế khác của công nghệ RFID so với các mã vạch là các hệ thống RFID không cần đến một tia quét của máy quét mới có thể đọc được mã vạch. Các tia quét giữa một thẻ và thiết bị đọc để có thể làm việc vì các sóng vô tuyến có khả năng lan truyền qua nhiều chất liệu rắn khác nhau.

Một thẻ RFID nằm sâu ở bên trong một loạt các vật cản trước mặt với các thẻ nằm trực tiếp trên tia quét mã vạch là hoàn toàn như nhau. Nhưng với mã vạch thông thường thì khác. Các máy quét mã vạch luôn yêu cầu mã vạch phải nằm trên tia quét của chiếc máy đó. Bạn phải luôn đặt các mã vạch ở bên ngoài bao bì cũng như các đối
tượng được gắn thẻ không được đặt ở sâu bên trong kiện trong quá trình đọc.

the-tag-rfid

Trong các ứng dụng quản lý tại hầu hết các thời điểm đều có một số lượng lớn hàng hóa di chuyển. Nên rất khó để bạn có thể đưa từng mã vạch qua máy quét mã vạch được. Đây chính là ưu điểm lớn của công nghệ RFID so với công nghệ mã vạch thông thường.

Phạm vi đọc của mã vạch có thể có được một khoảng khá dài. Thông thường các phạm vi đọc đó có giá trị vào
khoảng cỡ vài chục cm. Tuy nhiên các phạm vi đọc của các thẻ RFID lại có một khoảng thay đổi khá rộng. Chúng bị phụ thuộc vào tần số hoạt động của hệ thống. Thông thường, các phạm vi đọc của các thẻ RFID có thể chạy từ vài cm tới vài mét.

Dải tần số có thể hoạt động của RFID

  • Tần số thấp – Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp
  • Dải tần cao – High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc trung bình
  • Dải tần cao hơn – High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao.
  • Dải siêu cao tần – UHF frequency 868-928 MHz: Dải đọc rộng Tốc độ đọc cao
  • Dải vi sóng – Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.

Tính bảo mật được nâng cao

Dữ liệu mã vạch có tính bảo mật rất thấp. Bởi vì các mã vạch cần thiết phải có một tia quét đi qua nên phải được đặt rõ ràng ở bên ngoài bao bì. Do vậy bất cứ ai với một máy quét mã vạch chuẩn hoặc chỉ với một chiếc camera cũng có thể xem trộm hoặc ghi lại dữ liệu trên đó. Nhưng với các hệ thống RFID thì lại được cung cấp một mức bảo mật cao hơn rất nhiều.

Việc đọc được các thẻ RFID là không hề dễ dàng bạn cần phải có những thiết bị chuyên dụng mới có thể kết nối được chúng. Cũng như các thiết bị phụ trợ để có thể thu thập được dữ liệu đó. Không đơn giản là có thể đọc được các ký tự bằng mắt thường một cách dễ dàng.

Tính ổn định và tương thích môi trường cao

Các thẻ tag RFID có khả năng chịu đựng tốt hơn với bụi bẩn và môi trường khắc nghiệt so với công nghệ mã vạch. Các mã vạch có thể sẽ không đọc được nếu như chúng bị bao phủ bởi bụi bẩn, hoặc là bị rách nát. Hay chúng có thể dễ dàng hỏng khi đang hoạt động trong một môi trường với ánh sáng cường độ cao cũng có thể gây trở ngại cho máy quét mã vạch.

Với công nghệ RFID thì các vấn đề này không ảnh hưởng gì nhiều tới nó. Chúng có thể chịu được môi trường bụi bẩn rất tốt. Không ảnh hưởng đến việc đọc cũng như nhận dữ liệu từ thẻ tag. Trong các ứng dụng kiểm soát hàng hóa hay trong các ứng dụng kiểm kho. Việc đọc tốc độ nhanh và có độ chính xác cao. Đảm bảo cho việc nhập dữ liệu ngay lần đầu sản phẩm đi qua nó là rất quan trọng để duy trì hiệu quả hoạt động cao

Với các mã vạch thực hiện đọc bằng tay đôi khi hiện trạng không thể đọc được mã vạch vẫn diễn ra. Rõ ràng như vậy rất bất tiện và ảnh hưởng nhiều tới hoạt động chung của toàn hệ thống. Với các hệ thống RFID, các thuật toán  và các tính năng RW, có thể loại bỏ được việc sản phẩm phải quét nhiều lần mới thu được dữ liệu.

Giá thành sản phẩm còn cao

Giá của một chiếc thẻ RFID RO vào khoảng 1,5 USD và một thẻ RW có giá trung bình khoảng 20 USD. Giá của đầu đọc thẻ vào khoảng 2000 USD.

Mặc dù chi phí đầu tư có thể nói là khá cao. Nhưng nếu muốn đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững thì các doanh nghiệp cần xem xét ứng dụng RFID vào hệ thống quản lý kinh doanh. đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng và lượng tồn kho lớn.

Một bộ ứng dụng RFID gồm :

  • Máy in mã vạch có tích hợp ứng dụng RFID
  • Thẻ RFID
  • Đầu đọc thẻ RFID

Một số vấn đề thường gặp với việc sử dụng thẻ tag RFID là va chạm của các thẻ tag lên nhau. Sự va chạm của  xảy ra khi tín hiệu từ hai hoặc nhiều người đọc chồng lên nhau. Thẻ không thể đáp ứng các truy vấn đồng thời. Đây là một vấn đề cần được thận trọng trong quá trình thiết lập cẩn thận. Việc các thẻ tag chồng chéo lên nhau diễn ra khi nhiều thẻ cùng xuất hiện trong một khu vực điện trường.

Tags : , ,
Xprinter XP 350B khá hạn chế trong cách sử dụng
Thay sensor máy in mã vạch có dễ không ?
Tác dụng của ngăn kéo đựng tiền siêu thị
Sự khác biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Nơi bán giấy in hoá đơn nhiệt thanh toán k57 k80 tốt tại hà nội