Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ mã vạch

Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ mã vạch. Mã vạch ngày nay có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu, trên các sản phẩm vật dụng hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy chúng dễ dàng. Vậy những mã vạch này từ đâu, chúng được hình thành như thế nào. Đặc điểm của chúng ra sao.

cong-nghe-ma-vach

Hình thành và phát triển

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc. Đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số). Sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hóa người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch của hàng hóa.

Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại. Công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển. Được dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới.

Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu. Đến năm 1984 đổi thành EAN International. Là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu. Trong tất cả các ngành kinh tế xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

Đặc điểm ưu việt

Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công. Tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc. Với cấu trúc đ­ược tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm. Và dịch vụ, thay thế khâu “nhập”   “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh. Giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh. Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số l­ượng hàng, chủng loại. Hay về chất lư­ợng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.

Vũ khí nâng tầm thương hiệu

ma-vach-EAN

Mã số mã vạch EAN đ­ược chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên. Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử. Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại… Đây là điều kiện không thể thiếu đư­ợc. Và là một thách thức với các bên tham gia vào thư­ơng mại điện tử toàn cầu. Do đáp ứng đư­ợc yêu cầu khách hàng. Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trư­ờng quốc tế. Và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thành phần tạo nên mã vạch

Mã vạch gồm một dãy các dãy số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá. đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau. Tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

cau-tao-ma-vach

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ. Được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định. Để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số). Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy vạch có thể đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa. Máy quét mã vạch thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ ánh sáng lên mã vạch. Rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang. Để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

Quy định mã hóa khác nhau

Các chuẩn này quy định các vạch đen trắng. Chúng được xuất hiện theo quy định và thứ tự thế nào để thể hiện được mã số từ trước. Mỗi chuẩn mã vạch có một cách quy định khác nhau, nên mật độ cũng khác nhau. Chuẩn 128 sẽ có mật độ các vạch đen thưa hơn so với Chuẩn 39 hay 93. Đó là do quy chuẩn của từng mã khác nhau. Tuy khác nhau nhưng chúng vẫn sử dụng để mã hóa các mã số của các sản phẩm.

Hiệu quả lớn trong kinh doanh

Các hãng sản phẩm đều đăng ký một mã số riêng cho sản phẩm của mình. Mã số vừa có tác dụng khẳng định xuất sứ của sản phẩm. Vừa giúp ích rất nhiều cho việc phân phối sản phẩm trên thị trường. Các nhà sản xuất hiện nay đều sử dụng mã số này để kiểm soát sản phẩm của mình. Tại nhà máy hay xuất hàng đi các thị trường khác nhau. Chỉ việc tra mã số theo dữ liệu có thể nắm bắt rõ tất cả các thông số của sản phẩm đó.

Mã vạch tiêu chuẩn

Tiêu biểu cho các loại mã số hiện nay là mã Chuẩn EAN-13. Mã số này gồm 1 chuỗi 12 chữ số khác nhau. Số thứ 13 sẽ do hệ thống tự sinh ra theo một cách tính cụ thể. Do đặc tính số 13 được tự sinh ra nên có thể coi mã EAN-13 là mã vạch khó làm giả nhất.

Các loại mã vạch

Thực ra mã số mã vạch gồm nhiều chủng loại khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm nhiều loại. Trong đó có các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm. UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128… Ngoài ra, trong một số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau. Có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ như UPC có các Version UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E;  EAN. Có các Version EAN-8, EAN-13, EAN-14; Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.

Đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị. Trước tiên các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 ViệtNam). Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006. Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1. Doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm. Hai loại phí này do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002.

In ấn mã vạch

giay-in-ma-vach

Bạn đã có mã vạch cho sản phẩm, vậy làm thế nào để bạn tạo ra được mã vạch.Bạn cần 2 công cụ để làm việc đó. Máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng cho việc in tem mã vạch và được dùng phổ biến trong các lĩnh vực có áp dụng công nghệ mã số mã vạch. Giấy in mã vạch là giấy dán lên từng sản phẩm của bạn. Loại giấy này có mặt dính bạn có thể dính ngay sau khi in. Chỉ với 2 công cụ đơn giản là bạn có thể tạo ra được mã vạch cho sản phẩm của bạn. Quá trình quản lý hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn. Quá trình trao đổi hàng hóa đươc diễn ra nhanh hơn. Nâng cao hiệu quả và năng xuất kinh doanh. Tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Ứng dụng mã vạch

Ngày nay các sản phẩm rất đa dạng, phải có một hệ thống tiện lợi thích hợp để kiểm kê hàng hóa. Đóng nhãn sản phẩm và giúp khách hàng dễ mua đồ hơn. Việc có thể điều chỉnh nhãn hiệu và quảng cáo cho doanh nghiệp. Mang lại cho bạn nhiều thời gian tập trung vào những nhu cầu cụ thể của khách hàng hơn.

Mã vạch cung cấp nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng trong bán hàng. Một trong những nguyên nhân chính là những mã vạch này. Có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình sắp xếp và thanh toán cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng nhãn hàng như những miếng nhãn dính mã vạch lên hàng hóa của mình.

Bạn có thể tiết kiệm cả khối thời gian để xác định được hàng hóa nhờ có mã vạch không? Việc sử dụng những mã vạch cho phép bạn xác định nhanh chóng có bao nhiêu hàng hóa trên kệ. Một sản phẩm được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện có khi kết họp với một bộ phần mềm. Điều này dành ra cho bạn một khoảng thời gian quí báu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

 

Tags : , , ,
Xprinter XP 350B khá hạn chế trong cách sử dụng
Thay sensor máy in mã vạch có dễ không ?
Tác dụng của ngăn kéo đựng tiền siêu thị
Sự khác biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Nơi bán giấy in hoá đơn nhiệt thanh toán k57 k80 tốt tại hà nội