Mã vạch nào được thế giới sử dụng nhiều nhất

Mã vạch nào được thế giới sử dụng nhiều nhất. Các mã vạch chung được tạo nên từ các sọc đen trắng đan xen với nhau. Khoảng cách giữa các sọc đen trắng quyết định đến ký tự được mã hóa trong mã vạch đấy. Chúng được phân theo các chuẩn riêng. Theo ngôn ngữ chuyên dụng thì chúng được chia ra thành từng ” code ” khác nhau. Chúng ta có rất nhiều code khác nhau có thể kể đến như code 39, code 93, code 128 và còn rất nhiều nữa.

Các chuẩn code này ra đời tại các thời điểm khác nhau và tại các địa điểm khác nhau. Theo nhu cầu tại thị trường đó. Về sau chúng được quy ước lại một vài code được coi là chuẩn trên thế giới.

Hàng hóa nào ngày nay cũng đều được in trang bị mã vạch trên sản phẩm. Vừa nâng cao hiệu quả trong quản lý sản phẩm đối với nhà sản xuất. Vừa tạo thuận lợi lớn cho các nhà bán lẻ trên thị trường.

Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được. Mã vạch còn được ứng dụng ở rất nhiều môi trường khác nữa. Nhưng chúng vẫn là một quy chuẩn chung của mã vạch. Chỉ có điều là áp dụng ở các môi trường khác nhau thì chúng có đôi chút khác nhau như số lượng ký tự. Nhưng về cách thức mã hóa thì chúng vẫn phải tuân theo một quy chuẩn chung trên toàn thế giới.

Hình dạng mã vạch

cau-tao-ma-vach

Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần. Một phần là ký tự số và một phần là phần sọc đen trắng dành cho máy đọc mã vạch đọc chúng.

Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá. Áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này  với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá. Giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Mang tính đặc trưng của hàng hóa

Mã vạch là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá. Không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Một số code chuẩn trên thế giới

Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel. Họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn. Làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng “điểm đen” của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.

Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen. Với sự trợ giúp của RCA. Không may là các mã vạch điểm đen rất dễ nhòe khi in, và thử nghiệm đã không thu được thành công nào đáng kể. Cùng thời gian đó, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính được chấp nhận vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 như là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code, hay UPC). Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian.)

Tham khảo chi tiết tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_v%E1%BA%A1ch

Trong các hệ thống hiện nay mã vạch EAN-13. Mã vạch này là loại mã vạch có thể được gọi là chuẩn cho các mặt hàng trên thế giới.

Code EAN-13

ma-vach-EAN

  • Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
  • Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
  • Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
  • Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
  • Số cuối cùng là số kiểm tra

Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định.
Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng khá lớn. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp. Chúng đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã.

Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả. Ký hiệu bắt đầu bằng ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách. Ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.

Mỗi quốc gia đều được cấp một mã số riêng. Các mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.

Các nước trên thế giới đang sử dụng mã vạch như một công cụ để kiểm soát tốt lưu lượng hàng hóa trong nước. Xác định rõ ràng về nguồn gốc xuất sứ của lô hàng đó. Trên thế giới việc xuất khẩu hàng hóa đi các nước khác. Điều kiện bắt buộc với các nhà sản xuất là phải có mã vạch với đầu số mang mã quốc giá của nước sản xuất sản phẩm đó. Điều kiện này là bắt buộc với tất cả các nền kinh tế. Nó cũng là một bằng chứng cho việc đảm bảo được lưu thông trên quốc gia bạn

Tags : , ,
Xprinter XP 350B khá hạn chế trong cách sử dụng
Thay sensor máy in mã vạch có dễ không ?
Tác dụng của ngăn kéo đựng tiền siêu thị
Sự khác biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Nơi bán giấy in hoá đơn nhiệt thanh toán k57 k80 tốt tại hà nội