Mã vạch không đọc được, nguyên nhân và cách sửa lỗi

Mã vạch không đọc được gây rất nhiều phiền phức cho người dùng. Trong bối cảnh mã vạch có mặt ở khắp mọi nơi trong sản xuất công nghiệp, hậu cần kho bãi và thậm chí cả văn phòng công ty. Trong quá trình sử dụng, đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những trường hợp khó chịu, chẳng hạn như mã vạch không thể quét được. Mặc dù các mã vạch này trông có hình thức không khác biệt gì nhiều so với các mã vạch bình thường khác. Đặc biệt là trong các dây chuyền sản xuất hoặc trong các xét nghiệm y tế. Không thể đọc được mã vạch có thể làm gián đoạn nghiêm trọng quy trình làm việc. Để giải quyết các vấn đề quét mã vạch, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân cơ bản.

Quét mã vạch
Quét mã vạch

Nguyên nhân mã vạch không quét được

Nguyên nhân khiến mã vạch không quét được có thể đến từ các cài đặt máy in, thiết kế chưa chuẩn, máy quét hay chất lượng mã vạch chưa đạt tiêu chuẩn.

Độ tương phản của mã vạch quá thấp

Nguyên lý của máy quét là phân tích sự phản hồi ánh sáng từ tia quét phản ngược lại. Bất kỳ một dạng máy quét nào đều tuân thủ nguyên tắc này. Cho dù máy quét cầm tay giá rẻ hay máy quét được tích hợp sẵn trong các hệ thống hiện đại. Để máy quét có thể phân biệt tốt các mã vạch thì độ tương phản của mã vạch với màu nền phải cao. Nếu mã vạch được in quá sáng hoặc cùng tông sáng với màu nền, máy quét mã vạch có thể không thể quét được mã vạch.

Chiều rộng của mã vạch không thích hợp

Chiều rộng ( ngang ) của mã vạch cũng có thể ảnh hưởng đến việc quét mã vạch. Trong tất cả phần mềm tạo mã vạch, đều cho phép tự do điều chỉnh chiều rộng của mã vạch. Nhưng bạn sẽ cần chọn kích cỡ này phù hợp. Ví dụ, bạn đang sử dụng một mã vạch bao gồm 8 ký tự với định dạng Code 128. Có thể lựa chọn kích cỡ dài rộng theo tùy thích. Nhưng cùng với mã vạch đó chiều rộng 10cm sẽ dễ đọc hơn mã vạch có chiều rộng 5cm. Bởi chiều rộng lớn cho phép khoảng cách giữa các vạch lớn hơn. Cho phép máy in có thể in các nét đậm hơn.

Trong hầu hết các phần mềm tạo mã vạch, chiều rộng của mã vạch được đặt mặc định có kích thước tiêu chuẩn tốt nhất. Có nghĩa là phần mềm tự động điều chỉnh tỷ lệ, dựa trên số lượng ký tự cần mã hóa cụ thể. Điều đó để đạt được khả năng in tốt nhất có thể. Trừ khi có yêu cầu khác biệt về việc thiết kế khác, không nên thay đổi cài đặt này để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả quét của mã vạch.

Mã vạch bị thiếu nét do lỗi máy in

Độ lớn nhỏ của các nét đã được quy định rõ ràng. Các phần mềm tạo mã vạch cũng tuân thủ theo các tiêu chuẩn này. Nhưng khi tiến hành in, có thể máy in của bạn đã bị lỗi. Làm thay đổi độ lớn nhỏ của một vạch cũng có thể khiến toàn bộ mã vạch đó không thể đọc được.

Định dạng mã vạch không chính xác

Việc vô tình hay cố ý thay đổi hình dạng tiêu chuẩn của mã vạch. Trong quá trình tạo mã vạch có thể dẫn đến biến dạng và lỗi nhận dạng. Mã vạch yêu cầu phải là định dạng mã hóa chính xác, mỗi định dạng có yêu cầu về tỷ lệ cụ thể. Bất kỳ biến dạng nào cũng có thể khiến mã vạch không thể quét được.

Khoảng trống xung quanh không đủ

Có thể bạn không để ý khoảng trắng của tem nhãn hai bên bên trái và bên phải của mã vạch. Khoảng trắng này phải đủ rộng để máy quét có thể nhận biết rằng đâu là điểm đầu và đâu là điểm cuối của mã vạch. Nếu khoảng trống này bị một ký tự bất kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến việc đọc mã vạch đó.  Yêu cầu về khoảng trống tối thiểu phải từ 3 – 4mm trở lên mới có thể đảm bảo đủ tiêu chuẩn.

Chất lượng mã vạch không tốt

Một lỗi khi in mã vạch mà người dùng rất hay gặp phải. Lỗi này gây ra các vạch hoặc các vệt trắng chéo không cố định trên nhãn. Các vệt trắng này gây cản trở máy quét mã vạch thu thập dữ liệu chính xác. Lỗi này xảy ra khi người dùng lắp đặt cuộn mực in máy in mã vạch không chính xác. Đôi khi lỗi này không liên tục. Nhưng thi thoảng sẽ có vài mã vạch bị 1 vệt trắng cắt ngang.

Lỗi đến từ máy quét mã vạch

Nếu đã xem xét qua các mã vạch, tất cả các tiêu chuẩn đều được đáp ứng tốt. Thì lúc này là lúc chúng ta cần kiểm tra lỗi ở chính chiếc máy quét mã vạch. Có thể máy quét mã vạch của bạn đã bị lỗi hoặc kính phía trước máy quét bị bẩn. Tiến hành vệ sinh lại và kiểm tra các kết nối có đảm bảo không. Có thể rút kết nối của máy quét và kết nối lại để máy quét tự khởi động lại.

Nếu đang sử dụng máy quét không dây cần phải kiểm tra pin của nó. Rất có thể pin đã bị yếu, khiến máy quét không thể hoạt động chính xác. Hoặc các kết nối không dây như Bluetooth hay Wifi của máy quét đang gặp trục trặc.

Xử lý lỗi mã vạch không đọc được

Xử lý lỗi không đọc được mã vạch khá đơn giản. Không quá khó khăn với đại đa số người dùng phổ thông. Bởi lỗi này đều đến từ các cài đặt đơn giản. Chỉ cần người dùng biết rõ nguyên nhân là gì là có thể dễ dàng tự chỉnh sửa. Với các lỗi của thiết kế, chất lượng, cài đặt sai người dùng cuối có thể tự sửa chữa trên phần mềm.Trong trường hợp lỗi đến từ phần cứng của máy in hoặc máy quét thì chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với kỹ thuật viên. Cho dù thiết bị của bạn đã hết thời gian bảo hành cũng không nên can thiệp nếu bạn không biết mình đang làm gì. Có thể sẽ gây ra các lỗi nghiêm trọng khác.

Lời khuyên cuối cùng

Để tránh các lỗi phiền phức mavachso khuyên bạn nên chọn máy in mã vạch và máy quét mã vạch chất lượng cao chính hãng. Ngoài ra, nên chọn các model máy in có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Và chúng có thể kết hợp chặt chẽ với phần mềm thiết kế mã vạch chuyên nghiệp Bartender. Phần mềm cung cấp nhiều công cụ thiết kế mã vạch và hỗ trợ nhiều loại mã vạch 1D và 2D. Bartender thường dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, giúp bạn dễ dàng tạo nhãn mã vạch phức tạp.

Mavachso là nhà cung cấp thiết bị và vật tư mã vạch toàn diện. Bao gồm tư vấn chuyên nghiệp trước khi bán hàng, hỗ trợ trong khi bán hàng và hỗ trợ sau bán hàng. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn sử dụng chi tiết và tư vấn bảo trì, đảm bảo bạn có trải nghiệm in ấn hiệu quả và tiện lợi.

0/5 (0 Reviews)
Chat Zalo
0904076638