Có thể bạn chưa biết những đặc điểm này của mã vạch

Có thể bạn chưa biết những đặc điểm của mã vạch. Trên thực thế mỗi loại mã vạch đều có những đặc điểm rất riêng biệt. Nếu bạn tiếp xúc đủ nhiều có thể nhận biết chúng ngay khi nhìn chúng. Chúng đều có những đặc điểm rất riêng, mang tính chất riêng của dạng code đó. Cùng mavachso xem thử các đặc điểm của các loại mã vạch dưới đây.

Đặc điểm của mã vạch 1D

Trong nội bộ các định dạng code của mã vạch 1D cũng có tương đối các dạng khác nhau. Sử dụng loại dạng code nào tuỳ thuộc vào thiết kế tem nhãn của bên sử dụng. Hoặc cũng có thể là theo sở thích của đơn vị đó chẳng hạn.

Mã vạch 1D tiêu chuẩn
Mã vạch 1D tiêu chuẩn

Không phải mã vạch 1D nào cũng giống nhau hết, nếu để ý kỹ sẽ có điểm khác nhau giữa các mã vạch mà bạn gặp hàng ngày. Không chỉ khác nhau về số mà quy cách của mã vạch cũng khác nhau.

Chiều dài của mã vạch không đồng đều nhau

Nếu bạn thường xuyên nhìn những mã vạch mà bạn gặp, bạn có thể thấy là có những mã vạch có chiều dài rất khác nhau. Điều này có thể lý giải bởi số lượng ký tự mã hoá trên đó là khác nhau nên độ dài sẽ khác nhau. Nhưng có trường hợp cùng một số lượng ký tự mã hoá nhưng lại có sự chênh lệch về chiều dài ?.

Chiều dài của mã vạch khác nhau
Chiều dài của mã vạch khác nhau

Như ảnh minh hoạ phía trên bạn có thể dễ dàng thấy rằng với cùng một số ký tự giống nhau. Nhưng chiều dài của mã vạch chênh lệch nhau là khá lớn, nó sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế tổng thể của tem nhãn trên sản phẩm.

Để có chiều dài mã vạch hợp lý nhất thì bạn sẽ cần phải chọn lựa dạng mã 1D mà bạn sẽ sử dụng. Một mã vạch ngắn gọn và không chiếm quá nhiều diện tích tem nhãn sẽ mang lại tổng thể tem nhãn đẹp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tuỳ chọn kéo dài hoặc thu gọn mã vạch lại, nhưng điều này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi vài yếu tố sẽ được nêu ra dưới đây.

Mã vạch không thể co dãn tuỳ ý được

Nhiều người nhầm tưởng rằng trên các phần mềm thiết kế tem nhãn có mã vạch có thể tuỳ thích kéo co giãn chiều dài của mã vạch. Nhưng thực tế thì không chỉ đơn giản như vậy, đúng là các phần mềm thiết kế có thể giúp bạn co giãn mã vạch theo một mức độ nào đó.

Các mã vạch cũ như dạng ” code 39 “hoặc ” code 93 ” có thể cho phép người dùng ” thoải mái ” kéo dãn và lựa chọn chiều dài mã vạch. Nhưng chính vì sự thoải mái này sẽ dẫn đến việc các máy quét rất khó thể giải mã được dạng 2 dạng code này.

code39
code39

Chính vì cho phép co giãn tuỳ ý theo ý thích khiến code 39 trở nên khó giải mã và được đánh giá là khó sử dụng nhất trong dạng mã 1D hiện hành. Do sự co giãn chiều dài tuỳ thích nên chúng không có sự đồng nhất trong khi in ấn. Khi mỗi một đơn vị sẽ có sở thích kéo dãn hoàn toàn là khác nhau. Trong khi các góc quét của máy quét mã vạch là có hạn chế. Chính 2 điều này dẫn đến việc code 39 hay code 93 trở nên khó sử dụng hơn.

Sự phát triển thêm của các mã vạch đã cho ra đời một dạng code c phương pháp thiết kế và sử theo tiêu chuẩn hơn là ” Code 128 “. Ra đời nhằm để khắc phục mọi vấn đề khi sử dụng của các dạng code cũ còn tồn tại. Code 128 có đủ các tiêu chuẩn để trở thành dạng mã vạch 1D dễ sử dụng bậc nhất.

Code 128
Code 128

Code 128 ra đời với các tiêu chuẩn nhất định về độ co giãn ( chiều dài ) của mã vạch được quy định rõ ràng hơn. Không còn sự tự do về chiều dài của chúng nữa. Thay vào đó sẽ là những chiều dài theo mức nhất định. Có nghĩa là bạn sẽ chỉ có lựa chọn chiều dài theo những mức nhất định mà thôi.

Mặc dù trong một số trường hợp các kích cỡ tiêu chuẩn này không thật sự phù hợp theo ý thích từng doanh nghiệp. Nhưng chúng ta sẽ có một dạng mã dễ đọc và giải mã hơn. Tốc độ đọc các ký tự chúng nhanh hơn rất nhiều và ổn định hơn. Cho dù bạn có tăng hay giảm số lượng ký tự hay giảm tối đa chiều dài tổng thể.

Giờ đây nếu sử dụng mã dạng 1D thì đến hơn 90% đơn vị doanh nghiệp đều sử dụng định dạng 128 này. Gần như không còn hoặc chỉ còn một số ít đơn vị là vẫn còn sử dụng dạng mã cũ mà thôi.

Mã vạch có đuôi và không có đuôi

Nhiều người dùng khá là bỡ ngỡ khi gặp một số mã vạch có phần đuôi ở dưới, nhưng một số khác thì lại hoàn toàn không có. Một lần nữa đó lại là do dạng mã 1D mà đơn vị sản xuất họ sử dụng. Không phải dạng mã nào cũng có phần đuôi phía dưới, chỉ có một số dạng nhất định mới có dạng này. Mục đích của các phần đuôi này là để tách biệt các dãy số để người dùng mắt thường dễ dàng đọc và phân biệt các dãy số này hơn.

Mã vạch 1D code EAN-13
Mã vạch 1D code EAN-13

Các mã 1D được thiết kế có dạng đuôi này như : EAN-13, UPC-A, UPC-C. Nếu bạn để ý thì giữa các dạng mã có đuôi này cũng có khác nhau đấy. Cụ thể như EAN-13 sẽ chỉ có một số đứng tách biệt phía trước của dãy số. Nhưng với mã UPC-A thì chúng ta sẽ có 2 số ký tự đứng tách biệt ở phía trước và phía sau.

Mã vạch 1D code UPC-A
Mã vạch 1D code UPC-A

Hiện nay thường thì các code EAN-13 sẽ là phổ biến nhất, và chúng được coi là một quy chuẩn cho hàng hoá. Các đơn vị đăng ký bản quyền thương hiệu, hay các đơn vị sản xuất hàng hoá xuất khẩu đi nước ngoài đều phải buộc phải sử dụng dạng mã EAN-13 này. Và tất nhiên dãy số trên sẽ được cấp phát theo quy định của pháp luật về đăng ký sở hữu trí tuệ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mã EAN-13 này có thể tham khảo sâu hơn ở bài viết ở dưới đây :

>>> Xem thêm : Cách tính mã vạch 12 số chuẩn

Đặc điểm của mã vạch 2D

Sự phát triển của không ngừng của mã vạch nói chung đã dẫn đến sự ra đời của dạng 2D. Mang trong mình nhiều tiện ích và ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Mã 2D vẫn đang dần dần chiếm lĩnh trong các lĩnh vực công nghệ thông tin ở thời đại này.

Có lẽ ở một phần nào đó thì chính từ đặc điểm thiết kế của mã 2D. Vừa là điểm mạnh lại vừa là thứ khiến chúng không được sử dụng đại trà như mã 1D truyền thống. Nhưng chúng lại là công cụ đắc lực trong các nghành công nghệ hiện nay.

ma-vach-2D
Mã vạch 2D QR code

Nổi tiếng và được sử dụng nhiều chắc chắn là mã 2d QR Code. Hầu hết trên các điện thoại thông minh hiện nay đều có tính năng đọc và giải mã các mã vạch này. Với các ứng dụng thì chúng được sử dụng như là một địa chỉ liên lạc của mọi người.

Mã vạch 2D không bị hạn chế về kích thước

Nếu ở trên mã 1D nếu bạn tăng số lượng ký tự mã hoá lên thì đồng nghĩa với việc kích thước sẽ buộc phải tăng lên. Nhưng ở trên mã 2D thì khác, điều này không còn hoàn toàn đúng nữa. Mã 2D mã hoá và phân bổ vị trí điểm trắng đen thông minh hơn, khiến việc bạn tăng hay giảm ký tự không ảnh hưởng nhiều đến kích thước mà bạn muốn sử dụng.

Chỉ trừ khi trong trường hợp là số lượng ký tự mã hoá tăng lên quá lớn. Lúc thì buộc phải tăng kích thước lên mà thôi. Nhưng kích thước tăng lên cũng sẽ rất nhỏ, không nhiều như trên mã 1D cũ.

Mã 2D có thể chứa được nhiều dòng ký tự khác nhau

Nếu bạn muốn tách biệt từng dòng ký tự mã hoá trên mã 1D sẽ không thể làm được. Nhưng nếu bạn sử dụng mã 2D thì lại là câu chuyện khác. Có thể dễ dàng tách biệt từng đoạn ký tự theo ý muốn của bạn. Ngay cả khi giải mã chúng thì các ký tự này cũng sẽ được nhập theo từng dòng mà bạn muốn.

Mã 2D Micro QRcode không thể chứa đường link

Mã vạch 2D micro QR code
Mã vạch 2D micro QR code

QR code thì có lẽ nhiều người đã biết, nhưng Micro QR code thì có lẽ sẽ được ít sử dụng hơn. Được tạo ra nhằm mục đích cố gắng hạn chế tối đa kích thước của các mã 2D. Muốn chúng trông nhỏ gọn hơn nhằm tạo thiết kế đẹp hơn. Nhưng chúng ta phải đánh đổi đi một tính năng quan trọng. Đó là việc không thể gán link ( đường dẫn ) một địa chỉ website lên chúng được.

Khả năng chứa đường dẫn của một website là thứ nổi bật nhất trên QR code, nhưng nếu bạn không sử dụng tính năng này. Mà chúng ta lại muốn tối giản kích thước thì Micro QR code sẽ là lựa chọn cho bạn. Việc mã hoá ký tự chữ và số diễn ra hoàn toàn bình thường và vẫn cho phép tốc độ đọc và giải mã cao. Người dùng không phải lo lắng về tốc độ cũng như khả năng tương thích với các máy quét hiện nay.

Kết luận

Mỗi loại mã đều có đặc điểm mang tính điểm mạnh cũng như điểm yếu chung. Không có một dạng code nào là hoàn hảo cả. Mục đích cuối cùng của các mã vạch được tạo ra cũng chỉ là công cụ mang lại tiện ích cho công việc của con người. Đã là mục đích phục vụ thì khả năng giải mã chúng là yếu tố quan trọng bậc nhất.

Nên nếu bạn phải lựa chọn dạng mã mà bạn sẽ phải dùng thì hãy ưu tiên tính thông dụng và dễ đọc của chúng nhất có thể. Tất nhiên trong một số trường hợp thì tính khác biệt sẽ là cần thiết, lúc này thì bạn sẽ cần phải tìm hiểu hoặc tìm sự tư vấn của một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp máy quét cũng như in ấn các định dạng khác . Bởi có sự tư vấn đồng bộ từ thiết bị ( máy quét ) đến việc in ấn và tạo mã vạch sẽ tạo ra một quy trình với nhau. Việc sử dụng và giải mã sẽ nhanh chóng và chính xác hơn nhiều lần.

>>> Xem thêm :

Tags :
Xprinter XP 350B khá hạn chế trong cách sử dụng
Thay sensor máy in mã vạch có dễ không ?
Tác dụng của ngăn kéo đựng tiền siêu thị
Sự khác biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Nơi bán giấy in hoá đơn nhiệt thanh toán k57 k80 tốt tại hà nội