Máy quét mã vạch bị lỗi

Máy quét mã vạch bị lỗi. Các máy quét có độ bền rất cao, thường sau khoảng thời gian dài sử dụng từ 3 – 5 năm mới hay xay ra tình trạng lỗi. Đặc biệt là các dòng máy quét CCD chúng có độ bền bỉ cao hơn hẳn so với máy quét laser. Các máy quét laser có tốc độ xử lý nhanh hơn, nhưng do thiết kế đều là gương rung. Nên thời gian lão hóa của bộ phần này nhanh hơn so với các máy gương cố định.

Trong quá trình sử dụng đôi khi các máy quét mã vạch gặp một số lỗi nhỏ. Những lỗi này không thường đến từ phần cứng của máy. Nên chiếc máy đọc mã vạch của bạn không phải bị hỏng. Mà có một số nguyên nhân khác khiến chúng không đọc được mã vạch hoặc đọc được mã vạch nhưng không hiển thị trên máy tính. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn khắc phục các lỗi này.

may-quet-ma-vach

may-quet-ma-vach

Không đọc được mã vạch

Thường sau khi đọc được mã vạch các máy quét barcode sẽ có tiếng bíp kèm theo. Báo hiệu mã vạch đó đã được nhập liệu. Trong một số trường hợp một số mã vạch khiến chiếc máy đọc không thể đọc được chúng. Dù bạn đã có gắng di chuyển mã vạch ở nhiều hướng và vị trí khác nhau.

Nguyên nhân đầu tiên là đến từ chính mã vạch của bạn. Hãy chắc chắn rằng mã vạch của bạn được in một cách chính xác nhất. Theo đúng tiêu chuẩn mã hóa quốc tế của mã vạch đó. Và không thiếu vạch nào cho dù là vạch nhỏ. Hơn nữa bạn nên chắc chắn mã vạch của bạn được in có độ sắc nét cao. Không bị mờ hay đứt nét hoặc có những chấm nhỏ trên mã vạch. Những lý do đó có thể khiến máy quét mã vạch của bạn không thể nhận diện được mã vạch cần đọc.

Nếu mã vạch của bạn được đảm bảo về việc in chính xác và sắc nét. Thì nguyên nhân thứ hai đó chính là chiếc máy quét của bạn chưa được kích hoạt chế độ đọc mã vạch đó. Mã vạch cũng có nhiều kiểu và dạng mã hóa khác nhau theo tiêu chuẩn khác nhau. Nên chúng chia ra thành từng tên khác nhau, thường được gọi là code. Máy quét chưa được kích hoạt chế độ đọc code đó đương nhiên chúng sẽ không đọc được. Hãy liên hệ nhà cung cấp để được trợ giúp.

Đọc mã vạch nhưng không có dữ liệu vào máy tính

Rất nhiều trường hợp máy đọc đã kêu bíp sau khi đọc mã vạch. Nhưng dữ liệu không được truyền vào máy tính. Đây là lỗi khá phổ biến ở một số model máy. Bạn hãy thử điều chỉnh lại dây cắm của máy với cổng kết nối của máy tính. Nếu dây bị lỏng thì máy sẽ hoạt động lại bình thường. Còn nếu dây của bạn không bị lỏng hãy cố gắng tìm một dây kết nối khác. Dây kết nối này qua thời gian sử dụng chúng khá dễ bị oxi hóa.

Nếu trong trường hợp dây kết nối khác mà vẫn không được cải thiện. Thì có thể chân tiếp xúc trong máy của bạn đã bị hỏng. Trong trường hợp này bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được trợ giúp.

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy quét mã vạch. Những mẹo này có thể áp dụng cho các máy quét cầm tay hay máy quét để bàn. Các máy đọc đơn tia hoặc đa tia cũng có cách hoạt động như vậy nên cũng có thể sử dụng.

Bài viết liên quan :

>>>>> Máy quét mã vạch tính tiền giá rẻ

>>>>> Cài đặt máy quét mã vạch

>>>>> Mua máy quét mã vạch cần chú ý những gì

Tags : ,
Xprinter XP 350B khá hạn chế trong cách sử dụng
Thay sensor máy in mã vạch có dễ không ?
Tác dụng của ngăn kéo đựng tiền siêu thị
Sự khác biệt giữa decal thường và decal cảm nhiệt
Nơi bán giấy in hoá đơn nhiệt thanh toán k57 k80 tốt tại hà nội